Ô nhiễm bụi PM2.5 đang là một trong những vấn đề đáng lo ngại ở Việt Nam cũng như thế giới. Việc giám sát chất lượng không khí thường xuyên và trên quy mô lớn có vai trò hết sức quan trọng nhằm giúp đánh giá thực trạng ô nhiễm
Ô nhiễm bụi PM2.5 đang là một trong những vấn đề đáng lo ngại ở Việt Nam cũng như thế giới. Việc giám sát chất lượng không khí thường xuyên và trên quy mô lớn có vai trò hết sức quan trọng nhằm giúp đánh giá thực trạng ô nhiễm, xây dựng các giải pháp và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chính sách chống ô nhiễm. Tuy nhiên, hạn chế của các trạm quan trắc chất lượng không khí ở Việt Nam khiến công việc này ẩn chứa nhiều khó khăn.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại ĐH Công nghệ (ĐHAGHN), ĐH Phenikaa, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TPHCM) đã ước tính nồng độ PM2.5 theo ngày bằng mô hình thống kê hiện đại là Mô hình hiệu ứng hỗn hợp MEM với tập dữ liệu từ đo đạc PM2.5 mặt đất, tích hợp dữ liệu ảnh vệ tinh Độ sâu quang học sol khí (AOD), bản đồ khí tượng và bản đồ sử dụng đất. Họ đã ước tính nồng độ PM2.5 từ năm 2012 đến năm 2020 tại Việt Nam, nơi bị ảnh hưởng mạnh bởi điều kiện nhiều mây, và có được bộ dữ liệu PM2.5 dài hạn, đầy đủ và chất lượng cao đầu tiên của Việt Nam. Bản đồ nồng độ cho thấy sự phân bố theo không gian và sự biến đổi theo mùa của nồng độ PM2.5 ở Việt Nam trong một thời gian dài từ 2012 đến 2020, điều mà trước đây chưa thể thực hiện được vì thiếu các trạm quan trắc và cách tiếp cận mô hình PM2.5 thích hợp.
Kết quả nghiên cứu được công bố trong “A daily and complete PM2.5 dataset derived from space observations for Vietnam from 2012 to 2020”, xuất bản trên Science of The Total Environment.
Tô Vân